Trị nám bằng laser có hết không? Xem ngay giải đáp dưới đây!
Trị nám bằng laser là một phương pháp thẩm mỹ an toàn và mang lại hiệu quả cao, giúp số đông chị em giải quyết được vấn đề nám da khó chịu. Vậy trị nám bằng laser có hết không và cần lưu ý những gì sau trị liệu, cùng giải đáp qua những thông tin trong bài viết dưới đây!
1. Nám bắt nguồn từ đâu?
Trước khi giải đáp cụ thể trị nám bằng laser có hết không, chúng ta cần biết được nám da hình thành từ đâu và phát triển như thế nào. Nám là sự tăng sinh các hắc sắc tố melanin dưới da, đặc trưng bởi những đốm nâu hoặc mảng sẫm màu tập trung ở các vùng da phổ biến như hai bên gò má, cằm, mũi, trán,…
Theo nghiên cứu cho thấy, nám được hình thành bởi những nguyên nhân sau:
- Tác động của tia UV – nguyên nhân hàng đầu gây nám sạm.
- Ô nhiễm môi trường, khói hoặc bụi bẩn làm ảnh hưởng xấu đến da, khiến da dễ bị lão hoá và phát triển nám.
- Nội tiết tố thay đổi bất thường do rối loạn kinh nguyệt hoặc mang thai cũng là tác nhân thúc đẩy sự sinh trưởng mạnh mẽ của melanin và dẫn đến sự xuất hiện của nám sạm trên da.
- Nám da cũng có thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền trong gia đình, chẳng hạn bố hoặc mẹ truyền sang cho con.
- Dùng các sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc hoặc quá lạm dụng có thể gây bào mòn da, khiến da dễ bị tổn thương, từ đó thúc đẩy nám hình thành.
- Tâm lý căng thẳng và mất ngủ thường xuyên là nguyên nhân khiến cơ thể bị mất cân bằng hormone, góp phần gây nám sạm.

2. Điều trị nám bằng laser có hết không?
Hiện nay, việc áp dụng công nghệ laser trị nám đang được đánh giá cao về mức độ hiệu quả và an toàn cho người thực hiện. Trong laser, các bước sóng sẽ được điều chỉnh phù hợp nhằm tác động và phá huỷ các hắc sắc tố melanin thành những hạt siêu nhỏ, từ đó giúp loại bỏ các đốm nám một cách nhanh chóng.
Vậy trị nám bằng laser có hết không? Thực tế, nếu bạn lựa chọn chữa nám tại cơ sở thẩm mỹ uy tín có thiết bị laser hiện đại sẽ giúp loại bỏ vết nám triệt để.
Tuy nhiên, nguy cơ tái phát nám vẫn có khả năng quay trở lại, phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:
- Quy trình chăm sóc da sau khi điều trị bằng công nghệ laser.
- Tác động từ môi trường hoặc ánh nắng.
- Phương pháp bảo vệ da hằng ngày.
Điều trị nám bằng công nghệ laser giúp loại bỏ các hắc sắc tố trực tiếp tại chỗ. Trong trường hợp nguyên nhân gây nám bắt nguồn từ ngoại sinh, việc áp dụng laser có thể trị sạch các vết nám. Ngược lại, nếu nguyên nhân gây nám xuất phát từ yếu tố nội sinh hoặc gen di truyền, nám da vẫn có khả năng quay trở lại sau một thời gian điều trị. Vì vậy, bạn cần xác định rõ căn nguyên gây hình thành nám để có biện pháp trị liệu phù hợp, giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

3. Thời gian phục hồi da sau khi điều trị nám bằng laser
Nhìn chung, thời gian phục hồi làn da sau khi thực hiện laser trị nám sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết nám cũng như quy trình chăm sóc da của bạn. Thông thường, vùng da nhận điều trị sẽ phục hồi dần từ một tuần cho đến một tháng, tùy theo cơ địa của từng người.
Trong những tuần đầu tiên sau trị liệu là khoảng thời gian đặc biệt quan trọng, quyết định làn da có hồi phục nhanh chóng và trở nên khỏe mạnh hơn hay không. Vì vậy, ngay sau khi kết thúc điều trị bằng laser, chị em cần tuân thủ đúng các bước chăm sóc và bảo vệ da theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm tránh gặp phải các biến chứng không đáng có.
4. Nên áp dụng phương pháp laser trị nám cho đối tượng nào?
Theo khuyến cáo của chuyên gia, điều trị nám bằng laser có thể áp dụng cho hầu hết các đối tượng mắc phải các tình trạng nám như nám mảng, nám chân sâu hoặc nám hỗn hợp mức nhẹ cho đến nặng. Đối với phụ nữ có thai cần tránh thực hiện laser trị nám nhằm ngăn ngừa nguy cơ gây hại cho sức khỏe của thai nhi.
Tốt nhất, quy trình trị nám bằng công nghệ laser chỉ nên tiến hành sau khi sinh và sức khoẻ của người mẹ đã được ổn định hoàn toàn.

5. Cần kiêng những thực phẩm gì sau khi trị nám bằng laser?
Nhằm giúp làn da sớm phục hồi và không để lại sẹo thâm sau khi điều trị bằng laser, chị em cần lưu ý kiêng một số thực phẩm sau:
- Thịt gà: Khiến vết thương chậm lành và gây ngứa khi mọc da non.
- Thịt bò: Làm cho vết thương trở nên đậm màu, mất thẩm mỹ, hơn nữa gây kích thích tái tạo da quá mức cần thiết. Trong thịt bò có chứa thành phần làm tăng sinh mạnh các sợi collagen, dẫn đến hình thành sẹo lồi trên bề mặt da.
- Trứng: Gây sẹo lồi khi mọc da non, đồng thời khiến các sắc tố da không đều màu nhau.
- Hải sản: Dễ gây kích ứng và nổi mẩn ngứa trên da, khiến các vết thương lâu lành và làm tăng màu của vết thâm.
- Đồ nếp: Kích thích quá trình mưng mủ do đồ nếp có tính nóng, vì vậy chị em cần kiêng ăn xôi, bánh chưng, cơm nếp,… sau khi điều trị nám bằng laser.
- Rau muống: Tránh ăn rau muống vì nó có thể gây sẹo lồi và lâu hồi phục da hơn.
Trị nám bằng laser có hết không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân gốc rễ hình thành nám, công nghệ áp dụng, cơ sở thực hiện và quy trình chăm sóc sau trị liệu. Để có một làn da khỏe mạnh, sạch nám hoàn toàn và không để lại bất kỳ di chứng nào sau khi laser, chị em cần đảm bảo chăm sóc da đúng cách, kết hợp với một lối sống lành mạnh theo đúng lời khuyên của chuyên gia.