Những tác hại của việc trị nám bằng laser chị em nên biết
Mặc dù yêu thích làm đẹp, tuy nhiên không ít chị em vẫn còn lo ngại về những tác hại của việc trị nám bằng laser có nguy cơ xảy ra sau trị liệu. Vậy áp dụng laser trị nám thường gây ra các tác dụng phụ gì và nên khắc phục ra sao, đừng bỏ lỡ những thông tin giải đáp sau.
1. Công nghệ laser – Vị “cứu tinh” của làn da bị nám
Nám da là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ, có ảnh hưởng lớn đến ngoài hình và tâm lý của phái đẹp. Hiện nay, điều trị nám bằng công nghệ laser đang nhận được sự hưởng ứng và tin tưởng của nhiều chị em nhờ ưu điểm nhanh chóng, tiện lợi và mang lại hiệu quả cao.
Cơ chế hoạt động của laser là dùng các chùm tia sáng giúp phá vỡ cấu trúc các hắc sắc tố melanin thành những hạt siêu nhỏ. Sau đó, các đại thực bào sẽ nhận diện những hạt melanin được phân huỷ thành các chất lạ để đào thải ra bên ngoài một cách tự nhiên. Công nghệ laser được lựa chọn áp dụng sẽ dựa trên mức độ nám da mà chị em mắc phải. Mặt khác, độ an toàn và tính hiệu quả mà phương pháp này mang lại cũng phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ điều trị.
Nếu chọn lựa cơ sở thẩm mỹ kém uy tín, thiết bị laser cũ và bác sĩ có tay nghề không cao, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ ngoại ý sau khi điều trị nám. Điều này không những gây mất thời gian, tiền bạc mà còn để lại các hệ lụy nghiêm trọng cho làn da.

2. Điểm mặt các tác hại của việc trị nám bằng laser
Mặc dù điều trị nám bằng laser tương đối an toàn, không gây tổn thương và ảnh hưởng hưởng đến vùng da lân cận, tuy nhiên công nghệ này vẫn tồn tại một số tác dụng phụ ngoại ý nhất định. Dưới đây là những tác hại của việc trị nám bằng laser theo khuyến cáo của các chuyên gia:
2.1. Gây cảm giác đau rát
Hầu hết các phương pháp trị nám bằng laser được cho là không gây đau và bỏng rát trên da, tuy vậy vẫn có nhiều chị em e ngại về vấn đề này. Thực tế, trước khi điều trị laser, bác sĩ sẽ tiến hành ủ tê vùng da cần trị liệu trong vòng 20 phút nhằm giúp kiểm soát tạm thời cơn đau. Sau khi hết hiệu lực của thuốc tê, chị em sẽ có cảm giác hơi đau rát hoặc châm chích trên bề mặt da.
Ngoài ra, cảm giác đau rát khi laser cũng có thể phát sinh từ chính tâm lý và tinh thần của bạn. Vì vậy, chị em cần tìm hiểu kỹ các điểm mạnh và hạn chế của phương pháp laser thông qua việc trao đổi cụ thể với bác sĩ để chuẩn bị sẵn tâm lý vững vàng trước khi tiến hành trị liệu.
2.2. Tình trạng ngứa và sưng đỏ da sau laser trị nám
Một trong những phản ứng khá phổ biến sau khi thực hiện laser trị nám là sưng đỏ hoặc ngứa da. Tình trạng này thường xuất hiện khi bước sóng của tia laser phá huỷ lớp biểu bì trên cùng của da. Hiện tượng ngứa, đỏ hoặc sưng da sẽ được cải thiện và dần biết mất sau khoảng vài ngày điều trị.
Trong một số trường hợp nhất định, vùng da sau laser có xu hướng sưng đỏ quá mức, thậm chí kèm theo sự hiện diện của các nốt mụn nước và có dấu hiệu trở nặng theo thời gian. Lúc này, chị em cần hết sức cẩn trọng và phải báo ngay cho bác sĩ vì đây có thể là biến chứng bỏng da sau laser.

2.3. Thay đổi sắc tố da – Tác hại của việc trị nám bằng laser
Mặc dù mục đích chính của laser xóa nám là điều trị sắc tố da, tuy nhiên phương pháp này cũng có nguy cơ dẫn đến tình trạng rối loạn, chẳng hạn như tăng hoặc giảm sắc tố da. Đa phần, tác dụng phụ này thường xảy ra khi chị em được điều trị bằng các thiết bị laser có mức năng lượng không phù hợp với tình trạng nám, khiến các sắc tố da trở nên đậm màu hơn trước.
Thực tế, đây chỉ là một tác hại của việc trị nám bằng laser và chị em vẫn có khả năng phục hồi. Nếu biết cách chăm sóc da, tình trạng thay đổi sắc tố sẽ tự biến mất sau vài tháng.
2.4. Da nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Sau khi trị nám bằng laser, làn da sẽ trở nên yếu ớt, mỏng manh và nhạy cảm hơn trước rất nhiều. Trong khoảng thời gian này, bạn cần thật sự cẩn trọng khi đi ra ngoài trời vì da sau khi laser rất dễ bắt nắng và có nguy cơ tái phát nám trở lại.
Để ngăn ngừa tối đa tác hại của việc trị nám bằng laser này, chị em nên nhớ đi ra ngoài vào thời điểm tia UV hoạt động yếu và luôn chống nắng cẩn thận. Bác sĩ thường khuyên người bệnh sau khi laser loại bỏ nám nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 50 để bảo vệ da tốt nhất dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bạn cũng cần đầu tư thêm một số vật dụng chăm sóc làn da nhạy cảm sau laser như kính râm, mũ rộng vành và áo chống nắng,…

2.5. Nhiễm trùng da sau khi trị nám bằng laser
Nhiễm trùng da là một biến chứng khác mà chị em có nguy cơ gặp phải sau khi trị nám bằng laser. Theo phân tích của giới chuyên gia, tình trạng nhiễm trùng da thường bắt nguồn từ các yếu tố sau:
- Không vệ sinh da sạch sẽ trước khi laser.
- Người thực hiện laser không đeo găng tay y tế, không sát trùng đầu máy và tay trước khi tiến hành trị liệu.
- Bạn không chăm sóc da chu đáo sau khi laser, chẳng hạn để da dính bụi bẩn hoặc tiếp xúc ngay với các loại mỹ phẩm.
Dấu hiệu nhiễm trùng da sau laser cũng rất dễ nhận biết, bao gồm các triệu chứng tổn thương da, tiết dịch mủ, nổi mụn nước trên da,… Để khắc phục vấn đề này, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc kháng sinh đường uống hoặc bôi nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng hơn.
Trong trường hợp vùng da điều trị bằng laser bắt đầu đóng mài, bạn tuyệt đối không tự ý lột lớp vảy mà nên để chúng bong tróc tự nhiên. Việc cố tình cậy nốt mài sớm sẽ làm tổn thương lớp da non và tạo điều kiện cho các tác nhân xâm nhập gây viêm nhiễm da.

2.6. Gây bầm tím trên da sau khi laser
Trong số các tác hại của việc trị nám bằng laser, sự xuất hiện của các vết bầm tím trên da cũng là điều khiến chị em lo ngại. Theo nghiên cứu cho thấy, các vết bầm tím có nguy cơ hình thành nhiều hơn khi áp dụng công nghệ trị nám Pulsed-dye lasers cho vùng da bị ban xuất huyết. Bạn cũng có thể nhận thấy sự phát triển của các đốm màu tím trên da khi làn da mỏng manh và lộ rõ mạch máu. Tuy nhiên, tác dụng phụ này thường không quá nghiêm trọng và có thể biến mất nếu chị em chăm sóc da đúng cách sau laser.
2.7. Nguy cơ teo da sau laser trị nám
Teo da là một tác dụng phụ thường gặp của phương pháp trị nám bằng tần số vô tuyến, chẳng hạn như Thermage. Khi áp dụng tần số này, các tế mỡ sẽ nhanh chóng co lại và dẫn đến hiện tượng teo da. Đây là một biến chứng khó hồi phục, vì vậy chị em cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định điều trị nám bằng phương pháp này.
2.8. Tác hại của việc trị nám bằng laser – Tái phát nám
Nếu thực hiện đúng quy trình laser, hiệu quả điều trị nám có thể đạt tới 98%. Tuy nhiên, phương pháp này không thể ngăn hoàn toàn sự phát triển trở lại của nám da, nhất là những trường hợp nguyên nhân gây nám bắt nguồn từ nội sinh (di truyền, nội tiết tố,…). Vì vậy, bác sĩ thường đưa ra đề xuất kết hợp cả laser lẫn điều trị dự phòng tái phát nám ngay cả khi đã loại bỏ sạch chúng.
Bên cạnh đó, đường ranh giới giữa các vùng da nhận laser và không nhận laser cũng có nguy cơ xuất hiện. Tuy nhiên, chị em không cần quá lo lắng về vấn đề này, bởi làn da sẽ phục hồi sau một khoảng thời gian tích cực chăm sóc.
2.9. Để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ trên da
Nguy cơ để lại sẹo trên da cũng rất cao nếu tình trạng nhiễm trùng sau laser không được khắc phục triệt để. Bạn có thể gặp phải tình trạng sẹo lồi hoặc lõm, tuỳ thuộc vào khả năng tái tạo da. Mặt khác, kích thước của vết sẹo cũng được quyết định bởi tổn thương da trước đó. Vì vậy, nếu cơ địa của bạn dễ để lại sẹo sau tổn thương, hãy thông báo cho bác sĩ sớm để có hướng xử trí tốt nhất.
3. Làm thế nào để ngăn ngừa các tác hại của việc trị nám bằng laser?
Để hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ của phương pháp trị nám bằng laser, bạn cần lưu ý một số khuyến cáo dưới đây:
- Tìm hiểu kỹ các công nghệ laser trị nám, cơ sở y tế uy tín và tình trạng nám da hiện tại của bản thân để có lựa chọn điều trị phù hợp.
- Sau khi trị nám bằng laser, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc da theo chỉ dẫn của bác sĩ nhằm giúp làn da sớm phục hồi và đạt hiệu quả điều trị như mong đợi.
- Sử dụng thêm kem tái tạo da có chứa các tinh chất B3, B5 để hỗ trợ da mau lành.
- Luôn thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 20 phút để chống cả tia UVA và UVB.
- Mặc quần áo dài tay, đeo kính râm, khẩu trang và mũ rộng vành khi ra ngoài trời.
- Sinh hoạt điều độ, tránh hút thuốc lá, thức khuya hoặc uống bia rượu, thay vào đó tích cực ăn nhiều trái cây, rau xanh và các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin.
Các tác hại của việc trị nám bằng laser sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại nếu chị em hiểu đúng về phương pháp này và biết cách chăm sóc làn da sau trị liệu. Một làn da đẹp, sạch nám và trắng mịn sẽ không còn xa khi bạn trang bị cho bản thân những kiến thức làm đẹp cần thiết.